Hiện tượng gà bị tím mồng không còn là chủ đề quá xa lạ mà trở nên vô cùng quen thuộc đối với chúng ta, nhất là những anh em chăn nuôi. Vậy nguyên nhân và cách điều trị gà bị tím mồng ra sao, mời anh em cùng theo dõi kỹ hơn với chúng tôi tại bài viết dưới đây nhé!
Gà bị tím mồng được biết đến là một căn bệnh có sức ảnh hưởng vô cùng tàn phá đến sức khỏe cũng như tuổi thọ của gà. Để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị, anh em đừng vội bỏ qua những thông tin chia sẻ sau đây nhé!
Thế nào là gà bị tím mồng?
Hiện nay, có rất nhiều căn bệnh xảy ra với các loại gia cầm, trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối với nhiều anh em chăn nuôi. Với bệnh gà bị tím mồng thì thật sự khó nói chính xác loại bệnh này là bệnh gì, hiểu đơn giản nhất là khi gà bị bệnh tụ huyết trùng hay cúm gia cầm thì cũng xảy ra hiện tượng tím mồng hay còn gọi là tím tái ở gà.
Ở trường hợp nhẹ thì chúng ta dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu xuất hiện tím tái, nếu thời gian ủ bệnh đủ lâu sẽ gây ra tình trạng tử vọng. Đặc biệt nếu không phát hiện kịp thời kèm theo những triệu chứng bệnh khác nữa thì tỷ lệ chết sẽ khó có thể kiểm soát tốt.
Nguyên nhân và biểu hiện gà bị tím mồng
Bệnh gà bị tím màu cốt lõi là bệnh truyền nhiễm và tất nhiên tốc độ lan truyền sẽ cực nhanh. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh cùng những biểu hiện cụ thể tại chuyên mục Kiến thức gà đá như sau:
Do mắc bệnh cúm gia cầm
Nguyên nhân đầu tiên gây nên gà bị tím mồng đó chính là do cơn bệnh cúm gia cầm do ARN virus thuộc type A, họ Orthonyxoxiridae gây ra. Nhìn chung thì mọi lứa tuổi của gà đều có khả năng mắc bệnh này với một số biểu hiện là:
- Gà chết nhiều, chết đột ngột mà không rõ nguyên nhân và thời gian phát bệnh.
- Thường xuyên sốt cao, ủ rũ, chán ăn, tần suất đẻ kém, tiêu chảy.
- Gà bị thâm mào, cơ thể tím tái, da chân xuất huyết.
- Đi không vững, không có lực, mất thăng bằng, co giật.
Do mắc bệnh gà đầu đen
Gà bị tím mồng còn bắt nguồn bởi căn bệnh gà đầu đen do ký sinh trùng đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra, chúng sống kí sinh trong giun đất, giun tròn. Ở trường hợp này sẽ được thường xuyên gặp phải ở những chú gà chăn thả. Một số biểu hiện có thể kể đến là:
- Gà lờ đờ, luôn trong tình trạng thiếu sức sống, hay xù lông và xã cánh.
- Nhiệt độ không bình thường do sốt cao có thể lên đến 44 độ C, hay rụt cổ, đầu giấu vào nách cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm.
- Bệnh nặng, gà bị thâm mào và có biểu hiện tím tái toàn cơ thể, da vùng đầu xanh xám, bỏ ăn, gầy còm và không có đủ sức để kháng dẫn đến chết.
Do mắc bệnh tụ huyết trùng
Căn bệnh tụ huyết trùng được biết đến do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đặc biệt vào mùa hè, mùa thu và mùa đông số lượng gà mắc bệnh sẽ tăng cao. Dù là giống gà nào, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải nên anh em cần chú ý những biểu hiện sau:
- Gà bị xệ cánh, không có lực bay, thường xuyên chết đột ngột.
- Bắt đầu có tình trạng sốt, bỏ ăn, tiêu chảy, miệng chảy dịch nhớt, hệ tiêu hóa kém.
- Gà bị thâm mào, tím tái da.
- Ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp dẫn đến khó thở, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi.
Cách điều trị dứt điểm bệnh gà bị tím mồng
Khi đã hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta sẽ có đủ tự tin đưa ra giải pháp trị bệnh tốt nhất. Sau đây là một số cách điều trị giúp anh em có thể trị dứt điểm bệnh gà bị tím mồng:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
- Ưu tiên thiết kế khu vực nuôi gà riêng, không gán ghép với bất kỳ loại gia cầm gia súc nào khác.
- Trong trường hợp bệnh lan truyền mạnh lớn đến tốc độ dịch thì cần phải báo ngay cho cơ quan hay chính quyền địa phương gần nhất.
- Để đạt hiệu quả cao nhất, anh em cần tiến hành sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau: VIP-MONO COX, DOXY 50%,…theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị gà bị tím mồng hiệu quả và an toàn mà SV388 muốn chia sẻ cho anh em tham khảo. Hy vọng qua đây người chăn nuôi sẽ có được thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh căn bệnh này nhé!